​QUAN HỆ  VIỆT NAM – AI CẬP:

a. Quan hệ chính trị, kinh tế:
    
Quan hệ chính trị:

- Ai-cập là một trong những nước A-rập đầu tiên có quan hệ với ta. Năm 1958, ta đã có cơ quan đại diện thương mại tại Ai-cập. Ngày 1/9/1963, ta và Ai-cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, ta lập Đại sứ quán tại Cairo. Năm 1964, Ai-cập lập Đại sứ quán tại Hà Nội.

Quan hệ kinh tế:

- Kim ngạch buôn bán giữa hai nước năm 2009 đạt 183 triệu USD (Ta xuất 162 triệu USD), năm 2010 đạt 187 triệu USD (Ta xuất 175 triệu USD), năm 2011 đạt 270 triệu USD (Ta xuất 256 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hải sản, linh kiện phụ tùng ô tô, vải sợi, hạt tiêu đen, cà phê, cao su và hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là: hóa chất, mật các loại thuộc nhóm 1703, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, sợi các loại và hàng tiêu dùng khác...   

- Ủy ban Liên Chính phủ hai nước đã họp lần thứ nhất tại Hà Nội tháng 9/1997, lần thứ hai tại Cai-rô tháng 3/2006, lần thứ 3 tại Hà Nội tháng 4/2007, lần thứ 4 họp tại Cairô tháng 11/2008 và lần thứ 5 dự kiến họp tại Hà Nội trong năm 2012.

- Hai nước phối hợp tốt với nhau trên các diễn đàn quốc tế: KLK, Pháp ngữ...; Ai Cập ủng hộ tổ chức UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản thế giới.

b. Trao đổi đoàn:

Các đoàn ta thăm Ai-cập: Đặc phái viên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (5/1992); Bộ trưởng Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh (5/1993); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (7/1993); Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (5/1994); Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin Trần Hoàn (11/1994); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan (3/1995); Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ (4/1995); Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn (5/1997); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (7/1999); Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự (5/2002); Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân (7/2003); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình (10/2003); Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc (2/2004); Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu (3/2004); Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng (3/2004); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (6/2006), Đại sứ, Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao Lê Bàng (1/2008), Bộ trưởng Công-Thương Vũ Huy Hoàng thăm và dự Ủy ban hỗn hợp hai nước khóa 4 (11/2008), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Văn Học (4/2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Cấp cao KLK tại Sharm El Sheik (7/2009); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (11/2009); Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến (dự Hội thảo "Thực tiễn tốt nhất về minh bạch, phối hợp và chống tham nhũng tại các nước đối thoại châu Á-Trung Đông" 12/2009); Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (3/2010); Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Son (5/2010); Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận (12/2010); Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (6/2011).

Các đoàn Ai-cập thăm ta: Bộ trưởng Giáo dục (7/1996); Thứ trưởng Ngoại giao (6/1996); Đoàn đại biểu Đảng dân tộc dân chủ Ai-cập (12/1997); Chủ tịch Cơ quan giám sát hành chính quốc gia (3/1999); Tham mưu trưởng quân khu miền Tây (7/2004); Thứ trưởng Ngoại giao (10/2004); Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất (12/2004), Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế (4/2007 kết hợp họp Ủy ban hỗn hợp); Thứ trưởng Ngoại giao (3/2008); Thứ trưởng Ngoại giao (6/2009); Thứ trưởng Nông nghiệp (12/2009); Bộ trưởng Đầu tư (01/2010); Thứ trưởng Ngoại giao (4/2011).

​​

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​